Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Chớ coi thường dấu hiệu ĐAU KHỚP GỐI nếu không muốn bị tàn phế

Posted by Unknown on tháng 8 13, 2018 with 1 comment
Nhiều người quan niệm rằng, đau khớp gối chỉ đơn thuần là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng không phải ai cũng biết, đau khớp gối còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đau khớp đầu gối là triệu chứng của bệnh gì?

1. Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn làm giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi. Thoái hóa khớp gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc; đau mỏi đầu gối.


Chớ chủ quan với biểu hiện của đau khớp gối

2. Viêm đa khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với biểu hiện như cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường là khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính chất đối xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.

3. Bệnh gout: Đối với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, gây ra cơn đau.

Đau khớp gối do bệnh lý xương khớp nếu không được điều trị sớm có nguy cơ gây dính khớp, biến dạng khớp và mất khả năng vận động.

Ngoài ra, đau khớp gối còn do một số nguyên nhân như:

Rách gân: Thường xảy ra khi cơ không được khởi động trước khi thực hiện các động tác mạnh sẽ dễ bị căng gân, căng cơ. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến các tia gân bị rách sẽ gây sưng viêm và kéo theo các cơn đau khớp gối

Do đầu gối bị tổn thương giãn dây chằng, đứt dây chằng: Việc dây chằng bị kéo căng quá khả năng gây ra giãn dây chằng. Khi bị chấn thương mạnh hoặc khi có những hoạt động đột ngột nơi đầu gối có thể gây đứt dây chằng. Dây chằng bị giãn hay đứt đều gây đau nhức ở đầu gối.


Đau khớp gối do chấn thương

Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè: Đây là hiện tượng thường xảy ra với người hay vận động vùng đầu gối nhiều, đặc biệt với những người thường phải chạy nhiều như vận động viên điền kinh.

Viêm gân bánh chè: Xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Từ đó gây ra tình trạng đau khớp đầu gối.

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau khớp gối, đi lại có tiếng lục cục, lạo xạo trong khớp; lên xuống cầu thang bị đau buốt khớp gối, phải bám vịn mới vận động được. Hãy gọi ngay tới tổng đài chăm sóc bệnh xương khớp 18006805 hoặc kết nối zalo qua số: 0966 264 086 để được các dược sĩ tư vấn miễn phí nhé. 

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Lá lốt chữa đau khớp gối - bạn đã biết?

Posted by Unknown on tháng 8 12, 2018 with No comments
Lá Lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân, thường dùng để ăn sống hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Tuy nhiên ít người biết rằng lá lốt còn là một trong những vị thuốc quý trong điều trị bệnh xương khớp. 

Cây lá lốt có tên gọi khác là cây Tất bát. Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Dân ta thường sử dụng lá của cây lá lốt để chế biến thành các món ăn. Trong dân gian, có thể dùng toàn cây đem phơi nắng, sấy khô hoặc dùng tươi để chữa bệnh.

Cây Lá Lốt mọc dại ven rừng, ven suối, ở những chỗ ẩm, có bóng mát

Tính vị và tác dụng của cây lá lốt
 Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Công dụng
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy. Ngoài ra, Lá Lốt còn dùng để chữa thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Bài thuốc trong dân gian chữa bệnh khớp từ Lá Lốt
Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt
Rễ Lá Lốt 15g, rễ Bưởi Bung 15g, rễ cây Vòi Voi 15g, rễ Cỏ Xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng Lá Lốt tươi, Ngải Cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm lên chỗ bị sưng đau.

Bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối từ cây lá lốt

Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Bài thuốc 1: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Posted by Unknown on tháng 5 14, 2018 with No comments
Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị: Rất nhiều người xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, mỏi vai, mỏi gáy mà không biết lý do tại sao. Ở một số người, sáng sớm ngủ dậy cứng cổ, đau nhức đến mức không ngoái đầu được. Vậy đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ra sao? Tại sao đau cổ, đau vai gáy lại có thể gây tàn phế?

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

3 Bài thuốc từ cây Dây Đau Xương giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Posted by Unknown on tháng 3 25, 2018 with No comments
– Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là cây Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng

– Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

– Mô tả: Cây Đau Xương là một cây thuốc nam quý dạng dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt. Phần lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn. Lá dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, tỏa hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại. Chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt. Quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.


Thành phần hóa học và tính vị của cây Dây Đau Xương

– Dây Đau Xương có chứa nhiều Ancaloit. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa.

– Tính vị: Dây Đau Xương có vị đắng, tính mát.

Công dụng

– Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

– Dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ

– Chữa tê bại, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.

Vị thuốc chữa đau đầu gối từ cây Dây Đau Xương

Bài thuốc 1: Đau đầu gối do ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều

Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào. Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.


Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 3: Đau đầu gối do phong thấp, thoái hóa

Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.

Ngoài việc dùng cây Dây Đau Xương, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và tập các bài tập đơn giản để chữa đau đầu gối hiệu quả.

>> Xem chi tiết tại: https://khopnu.vn/cay-day-dau-xuong-chua-dau-dau-goi/

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Tất tần tật những điều bạn cần biết về đau khớp gối

Posted by Unknown on tháng 3 13, 2018 with No comments
Đau khớp đầu gối là triệu chứng của bệnh gì?

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi, đặc biệt là người già. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối…



Nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối

+ Các bệnh gây đau đầu gối
Bệnh gout: Đối với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, gây ra cơn đau.

Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn làm giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi. Thoái hóa khớp gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc; đau mỏi đầu gối.

Viêm đa khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với biểu hiện như cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường là khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính chất đối xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.



+ Do đầu gối bị tổn thương
Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè: Đây là hiện tượng thường xảy ra với người hay vận động vùng đầu gối nhiều, đặc biệt với những người thường phải chạy nhiều như vận động viên điền kinh.

Viêm gân bánh chè: Xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Từ đó gây ra tình trạng đau khớp đầu gối.

Rách gân: Thường xảy ra khi cơ không được khởi động trước khi thực hiện các động tác mạnh sẽ dễ bị căng gân, căng cơ. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến các tia gân bị rách sẽ gây sưng viêm và kéo theo các cơn đau khớp gối

Giãn dây chằng, đứt dây chằng: Việc dây chằng bị kéo căng quá khả năng gây ra giãn dây chằng. Khi bị chấn thương mạnh hoặc khi có những hoạt động đột ngột nơi đầu gối có thể gây đứt dây chằng. Dây chằng bị giãn hay đứt đều gây đau nhức ở đầu gối.

Một số phương pháp chữa đau khớp đầu gối
Đông Y chữa đau khớp đầu gối thông qua việc lưu thông khí huyết đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát (vệ khí do thận sinh ra). Ngoài ra giúp chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp. Từ đó phục hồi chức năng bình thường của các khớp xương.



Dây Đau Xương là một trong những cây thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Hoạt chất alcaloid trong Dây Đau Xương – hoạt chất đặc thù giúp kháng viêm và giảm đau bằng cách ức chế hoạt động hệ thần kinh trung ương. Bài thuốc từ thảo dược Dây Đau Xương chữa đau khớp gối: Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống. Thực hiện liên tục và đều đặn.

Xem chi tiết tại: https://goo.gl/rWsi5N

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Dinh dưỡng và luyện tập cho người tê chân tay

Posted by Unknown on tháng 2 25, 2018 with No comments
Dinh dưỡng và luyện tập cho người tê chân tay: Chứng tê bì chân tay tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nó lại khiến nhiều người khổ sở mỗi khi trái gió trở trời. Vậy người tê chân tay nên ăn gì và không ăn gì? Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người tê chân tay như thế nào?

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Cỏ Xước - Thảo dược người viêm đa khớp dạng thấp không thể bỏ qua

Posted by Unknown on tháng 2 21, 2018 with No comments
Cỏ Xước - Thảo dược người viêm đa khớp dạng thấp không thể bỏ qua: Cỏ Xước là loại thảo dược khá phổ biến trong dân gian được dùng để trị các bệnh như viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, sưng cứng khớp.